Dê bị tiêu chảy sẽ khiến cho cơ thể gầy còm, ốm yếu ảnh hưởng đến việc sinh trưởng và phát triển. Chính vì vậy, người chăn nuôi dê cần phải biết được các triệu chứng và cách điều trị bệnh tiêu chảy ở dê để giúp dê khoẻ mạnh trở lại. Trong bài viết này sẽ tổng hợp các nguyên nhân cũng như cách phòng, điều trị bệnh tiêu chảy ở dê. Mời bà con chăn nuôi cùng theo dõi nhé.

Nguyên nhân dê bị tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy chỉ xảy ra ở dê con. Do các loại vi khuẩn gây nên như: E.coli, Salmonella  và Clostridium perfringens. Ngoài ra, bệnh tiêu chảy ở dê còn do các loại virus rota và corona gây ra. Bệnh phát sinh khi chuồng trại chăn nuôi quá mất vệ sinh, chật chội, đông đúc không có không gian. Hoặc do thức ăn kém chất lượng, bị hư hỏng và bị thay đổi đột ngột.

Cach-dieu-tri-de-bi-tieu-chay

Nên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát cho dê

Triệu chứng của dê bị tiêu chảy

Khi dê con bị tiêu chảy thường có các biểu hiện như:

  • Nếu dê bị nhẹ: Việc nhận biết hơi khó bởi sức khoẻ dê bình thường. Chỉ có điểm đáng chú ý là phân dê chuyển từ nhão đến loãng. Đây là cách để người chăn nuôi dê nhận biết được dê đang bị tiêu chảy.
  • Nếu dê bị nặng: Bạn sẽ dễ dàng nhận ra với các triệu chứng như: Dê con buồn rầu, miệng bị khô, mệt mỏi, bỏ bú, bỏ ăn. Ngoài ra, phân khi đi ngoài rất hôi, có bọt vàng xanh.

Cần phải quan sát, theo dõi để sớm phát hiện các trường hợp dê bị tiêu chảy mà có biện pháp điều trị kịp thời nhé.

Cách điều trị dê bị tiêu chảy

Vì tiêu chảy gây mất nước nên cần phải bổ sung nước cho dê hoặc cân bằng chất điện giải. Nhưng trước hết phải đưa dê mắc bệnh vào nơi thoáng mát, sạch sẽ. Tránh để chung với các con dê khác. Ngoài ra, người chăn nuôi dê có thể sử dụng các loại kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.

Bạn có thể tự tạo cho mình công thức bổ sung nước hoặc cân bằng điện giải như sau:

Cách 1:

  • 120ml mật ong.
  • 10g muối tinh.
  • 50g muối Biccarbonat Natri.

Hoà chúng lại với 4.5 lít nước để cho dê uống. Công thức trên đúng với 10% khối lượng cơ thể dê con. Bạn hãy chia làm 2-4 lần trong 1 ngày và cho dê uống trong 2 ngày liên tiếp. Nếu trong thời gian 2 ngày mà không khỏi thì nên hỗ trợ thêm kháng sinh.

Cách 2:

  • 10g muối tinh.
  • 10g muối Biccarbonat Natri.

Cũng hoà tan chúng với 2.5 lít nước và cho dê con uống. Áp dụng hoàn toàn giống với cách 1 chỉ khác ở lượng nước bổ sung thôi.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm chăn nuôi dê của nhiều người, bạn có thể sử dụng các loại nước lá đã sắc để cho dê con uống. Ví dụ như: Cỏ sữa, thân lá sim, búp ổi…

Trong trường hợp dê con bị tiêu chảy nặng thì có thể kết hợp kháng sinh. Tuy nhiên, như đã nói nếu dùng kháng sinh thì tốt nhất là nên hỏi trước bác sĩ thú y. Các loại kháng sinh có thế sử dụng đó là: Hỗn hợp Trimethoprim – Sulfonamide, Neomycin, Tetracyclin, Sulfaguanidin…

Cach-dieu-tri-de-bi-tieu-chay2

Cách phòng chống bệnh tiêu chảy ở dê

Ông cha ta ngày xưa có câu: “Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”. Vậy phòng chống bệnh tiêu chảy ở dê như thế nào? Rất đơn giản, dưới đây là một số phương pháp bạn có thể áp dụng:

  • Vệ sinh chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ, thoáng mát.
  • Luôn đảm bảo thức ăn cho dê không được bẩn, nguồn nước mất vệ sinh.
  • Nên cho dê con bú sữa đầu càng sớm càng tốt để tăng sức đề kháng.
  • Cần phải cách ly các con dê bị bệnh ra riêng để tránh lây lan.

Trên đây là tổng hợp các nguyên nhân, cách phòng chống và điều trị bệnh tiêu chảy ở dê. Hi vọng bà con sẽ có được đàn dê khoẻ mạnh, sinh trưởng phát triển tốt.

Chúc các bạn thành công!

>>> Đừng quên xem: Nên cho dê mẹ ăn gì để có nhiều sữa?