Dê bị đau mắt hay viêm mắt là bệnh thường gặp trong quá trình chăn nuôi dê. Người nuôi cần phải kịp thời chữa trị bệnh đau mắt ở dê để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự sinh trưởng của dê. Ngoài ra, nếu không có biện pháp phòng chống hiệu quả sẽ gây thiệt hại lớn trên cả đàn. Vậy cách điều trị bệnh đau mắt ở dê như thế nào? Mời các bạn cùng channuoide.info tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

cach-chua-tri-benh-viem-mat-o-de

Chữa đau mắt ở dê sớm sẽ giúp dê phát triển tốt

Nguyên nhân dê bị đau, viêm mắt là gì?

Đầu tiên, người chăn nuôi cần phải biết được các nguyên nhân gây ra bệnh viêm mắt ở dê. Đó là gì? Có 3 nguyên nhân chủ yếu:

  • Bị lá cây, dị vật hoặc bụi bẩn rơi vào mắt trong quá trình nuôi thả hay ở trong chuồng không vệ sinh.
  • Bị kế phát từ các vi khuẩn gây viêm phổi, viêm vú, viêm khớp…
  • Xung đột giữa các con dê trong đàn, có thể bị trúng vào mắt => Dê bị đau mắt.

Các triệu chứng của dê khi bị đau mắt, viêm mắt

Trong tất cả các bệnh thường gặp ở dê thì bệnh đau mắt, viêm mắt dễ dàng nhận biết bằng các triệu chứng bên ngoài. Ví dụ như:

  • Với bệnh nhẹ thì người nuôi sẽ thấy vùng lông, da dưới mắt ướt sủng do dê chảy nước mắt nhiều. Từ đó mắt dần dần bị sưng.
  • Nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị thì sẽ thấy mắt dê có tình trạng loét giác mạc, mắt nhắm hờ, đục và rất hay nháy mắt.

Lưu ý: Nếu dê bị viêm mắt mà không có các tình trạng lở loét hay bỏ ăn… thì sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần.

benh-dau-mat-o-de

Dê bị đau mắt sẽ rất khó chịu và biếng ăn

>>> Xem ngay: Cách chữa trị dê bị đầy bụng, chướng hơi hiệu quả, tiết kiệm nhất

Cách điều trị và phòng chống dê bị đau mắt

Cách điều trị:

  • Khi nhận thấy dê có các triệu chứng của bệnh đau mắt, viêm mắt thì cần rửa sạch mắt cho dê. Sử dụng dung dịch nước muối loãng có nồng độ cồn 15% để rửa. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng nước sôi để nguội để rửa sạch mắt cho dê. (Không được sử dụng nước lạnh, nước ở giếng, ao, hồ… vì có chứa vi khuẩn sẽ khiến mắt dê càng dê bị sưng đỏ.)
  • Trường hợp dê bị nặng hơn có thể dùng thuốc nhỏ mắt như: Tetracyclin hoặc Chloramphenicol. Tuy nhiên, lưu ý không nên dùng Chloramphenicol cho dê lấy sữa nhé. (Gây độc cho người khi uống sữa dê có chứa Chloramphenicol).
  • Trường hợp mắt của dê kéo màng thì nên dùng sulphat kẽm 10% nhỏ 2-3 lần/ngày.

Lưu ý: Những trường hợp dê bị quá nặng người nuôi cần liên hệ với trung tâm thú y hoặc bác sĩ thú y gần nhất để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Cách phòng chống:

  • Giữ gìn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tránh cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Chú ý nơi chăn nuôi tránh các vật cản va quẹt vào mắt dê. Chăm sóc đàn dê khi chăn thả không bị ngã hay húc nhau.
  • Nên loại bỏ các dị vật trong chuồng nuôi trước khi cho dê vào chuồng.

Trên đây là tất cả thông tin về cách chữa trị và phòng chống bệnh đau mắt ở dê. Hi vọng sẽ giúp bà con có được một đàn dê khoẻ mạnh.

Chúc bà con thành công!

>>> Đừng quên xem: Nên cho dê mẹ ăn gì có nhiều sữa cho con bú?